Hố ga bị vỡ, gây nguy hiểm
Chiều 20.3, Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư đã tổ chức Lễ ra mắt Ban Chấp hành Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư, giai đoạn 2025 - 2027 và phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Tham dự chương trình có anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam.Trước đó, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn đã ký quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, là 1 trong 13 tổ chức Đoàn trực thuộc các cơ quan Đảng T.Ư.T.Ư Đoàn cũng có quyết định chỉ định Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 17 nhân sự; chỉ định Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027 gồm 5 nhân sự.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh (nguyên Phó bí thư Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư) được chỉ định giữ chức Bí thư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư giai đoạn 2025 - 2027; Phó bí thư là anh Nguyễn Xuân Khôi.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, sinh năm 1986, quê Phú Thọ. Trình độ chuyên môn: cử nhân luật, cử nhân ngôn ngữ Anh.Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh từng làm cán bộ Đoàn chuyên trách Đoàn Thanh niên Đường sắt Việt Nam, chuyên viên Văn phòng Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư; Phó trưởng ban, Trưởng ban Phong trào Thanh niên Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư.Từ tháng 6.2021 - 2.2025, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh là Phó bí thư thường trực, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Đoàn Khối Doanh nghiệp T.Ư. Từ tháng 3.2025, chị Quỳnh được chỉ định làm Bí thư Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư.Dịp này, Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư cũng tổ chức chương trình Phát động thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ các cơ quan Đảng T.Ư lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025).Với chủ đề "Tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư đoàn kết, sáng tạo, trách nhiệm, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn, nghiệp vụ", Ban Thường vụ Đoàn các cơ quan Đảng T.Ư đã đưa ra những nội dung quan trọng trong phong trào thi đua.Phát biểu tại chương trình, chị Trần Thị Ngọc Quỳnh cho biết, ngày 18.2.2025, Ban Thường vụ T.Ư Đoàn ban hành Quyết định về việc thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh các cơ quan Đảng T.Ư, đánh dấu sự ra đời của một tổ chức đoàn, nơi tập hợp, phát huy sức trẻ, phát triển năng lực của đoàn viên thanh niên tại 13 tổ chức Đoàn thuộc các cơ quan Đảng T.Ư, cơ quan tư pháp T.Ư và Văn phòng Chủ tịch nước. "Dù mới được thành lập nhưng kế thừa và phát huy truyền thống của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư sẽ quyết tâm vượt khó để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao", chị Quỳnh nói.Theo chị Quỳnh, đợt thi đua là hoạt động nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi, thiết thực trong tuổi trẻ các cơ quan Đảng T.Ư; khơi dậy niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong mỗi đoàn viên, thanh niên các cơ quan Đảng T.Ư.Chương trình cũng góp phần phát huy tinh thần xung kích, sáng tạo, tình nguyện của đoàn viên, thanh niên trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện các công trình, phần việc thanh niên góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan, đơn vị.Barcelona nẫng tay trên Tottenham chiêu mộ Adama Traore từ Wolverhampton
Ngày 2.3, tại Trường THPT chuyên Võ Nguyên Giáp (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) diễn ra chương trình Tư vấn mùa thi do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Bình tổ chức. Chương trình được tường thuật trực tuyến trên nhiều kênh của Báo Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên, với sự hỗ trợ đường truyền tốc độ cao của VNPT Quảng Bình.Ngoài thông tin mới nhất về kỳ thi và xét tuyển năm 2025 do thạc sĩ Hoàng Thúy Nga, chuyên viên cao cấp, Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), và đại diện gần 30 trường ĐH, CĐ chia sẻ thì chương trình còn có điểm nhấn khác: hoạt động tư vấn, trải nghiệm chọn ngành nghề tại các gian hàng.Tại gian hàng Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng, rất đông nữ sinh đến tìm hiểu thông tin tuyển sinh về khối ngành kỹ thuật của nhà trường."Em nghĩ rằng các ngành nghề kỹ thuật lâu nay được xem là lĩnh vực của nam giới, nhưng em lại có đam mê mãnh liệt và rất muốn trở thành kỹ sư sau này. Em đang phân vân giữa ngành công nghệ thông tin và ngành quản lý xây dựng… Sau buổi tư vấn hôm nay, em đã có rất nhiều thông tin bổ ích, em sẽ hội ý với gia đình và đưa ra quyết định", em Dương Yến Nhi (lớp 12, Trường THPT Đồng Hới) nói.Trước băn khoăn này, một tư vấn viên của Trường ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng thông tin nhanh: "Hiện nay, đối với các ngành kỹ thuật, khi có sự hỗ trợ rất lớn từ thiết bị máy móc thì nữ giới vẫn có thể làm tốt như nam giới, thậm chí các bạn nữ tiếp cận công việc còn nhanh hơn nam… Điều có thể thấy rõ nhất đó là tại nhà máy sản xuất linh kiện điện tử có rất nhiều nhân viên, cán bộ quản lý là nữ". Khối ngành chăm sóc sức khỏe và kinh tế cũng luôn luôn "nóng" đối với học sinh (HS) lớp 12, vì vậy đã có rất đông HS đã chen chân, xếp hàng để được tư vấn tại Trường ĐH Y - Dược, ĐH Huế và ĐH Duy Tân…"Em rất thích theo ngành điều dưỡng hoặc y tế dự phòng, em đang tìm kiếm thông tin về khối ngành chăm sóc sức khỏe của các trường ĐH ở TP.Đà Nẵng, TP.Huế. Tại các gian hàng, em được trải nghiệm, được các thầy cô giới thiệu về nghề y… Rất hấp dẫn!", em Hoàng Thị Huyền Trang (lớp 12, Trường THPT Đồng Hới) nói.Dưới đây là những hình ảnh học sinh tỉnh Quảng Bình hào hứng tham gia các hoạt động trải nghiệm tại gian hàng Tư vấn mùa thi năm 2025:
Acer ra mắt laptop Swift mới dùng chip AMD Ryzen 8040 hỗ trợ Ryzen AI
Trong Quy hoạch điện 8 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, lộ trình chuyển đổi nhiên liệu ở các nhà máy nhiệt điện than được xác định, sau năm 2030 sẽ không xây dựng các nhà máy nhiệt điện than mới.
Nụ cười rạng rỡ trên gương mặt của các em học sinh với phần ăn sáng miễn phí xôi, bánh mì hoặc bánh mặn, lúc "sang" có thêm hộp sữa ở tủ bánh 0 đồng đặt trước cổng trường nhận hàng ngàn lượt yêu thích của cư dân mạng.Từng là nhà hảo tâm quyên góp đều đặn cho tủ bánh mì 0 đồng của thầy giáo Vũ Văn Tùng (H.Ia Pa, Gia Lai) giúp các em học sinh người dân tộc thiểu số ấm bụng ngồi học, chị Lê Thị Kiều (33 tuổi) đã mở tủ bánh 0 đồng đặt tại Trường TH - THCS Kpă Klơng (xã Ia Kdăm, H.Ia Pa, Gia Lai) từ năm 2021.Những ngày đầu, chị Kiều chuẩn bị 150 phần ăn sáng chủ yếu từ tiền túi và bạn bè thân quen. Tủ bánh mở được 1 lần/tuần vì kinh phí hạn hẹp. Được sự giúp đỡ ngược lại của thầy Tùng cùng nhà hảo tâm khắp nơi, đến nay, tủ bánh này cung cấp 250 phần ăn sáng vào thứ hai và thứ năm hằng tuần cho học sinh khó khăn.Mỗi phần ăn sáng chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng nên tổng chi phí một bữa sáng cho các em dao động 1.000.000 - 1.250.000 đồng. "Ở đây hầu hết là trẻ em người đồng bào, ngày nào phát bánh là các em đi học từ sáng tinh mơ xếp hàng chờ nhận rồi nhảy chân sáo cười hạnh phúc khiến tôi rất xúc động", chị Kiều nói.Dù 7 giờ mới vào học, nhưng từ 5 giờ 30 các em đã có mặt chờ sẵn. Những ngày mưa lạnh, các em đến trễ hơn 15 phút, nhưng chỉ sau 30 phút là tủ bánh sạch trơn. Ông Nguyễn Minh Phúc, bảo vệ trường phụ phát bánh, tâm sự chứng kiến các em học sinh quần áo dính đất đỏ lem nhem, có em không có dép mang hay mang đôi dép tổ ong mòn hết đế mừng rỡ nhận phần ăn sáng rất thương. "Một số em tới trễ hết bánh nhìn thấy tội lắm", ông nói.Ngày đầu mở tủ bánh, học sinh tới đông, chị Kiều và bác bảo vệ phải liên tục nhắc, hướng dẫn các em xếp hàng, nói cảm ơn bằng tiếng Kinh. Đến nay, hoạt động đi vào quy củ, các em không ai bảo ai, sáng sớm chạy thật nhanh đến trước tủ bánh, lễ phép chào hỏi, xếp hàng chờ tới lượt.Mỗi lần nhìn các em ăn ổ bánh mì, hộp xôi ngon lành, chị Kiều lại nhớ về khoảng thời gian ấu thơ khi gia đình còn khó khăn, chị đã mừng rỡ và ngấu nghiến ăn hết phần của mình khi được ai cho gì đó. Ngoài bữa sáng, dịp tết, trung thu, quốc tế thiếu nhi, cô gái 33 tuổi cùng bạn bè chuẩn bị thêm những phần quà là nhu yếu phẩm hoặc quà bánh khác để khuyến khích các em đi học đều hơn.Thầy Trần Ngọc Tuấn, Hiệu trưởng Trường TH - THCS Kpă Klơng, cho biết trường có nhiều em học sinh là hộ nghèo, cha mẹ các em đi làm ăn xa ở Đồng Nai hoặc hái cà phê thuê ở Đắk Lắk nên sáng dậy các em không ăn sáng, tự đến trường. Từ ngày có tủ bánh, các em đi học đều hơn, nhiều hơn, sớm hơn thường lệ."Trong 250 phần ăn sáng chị Kiều chuẩn bị, nhà trường nhờ cô giáo chuyển 30 phần lên điểm trường ở làng Plơi H'Bel có 30 em lớp 1, lớp 2 - nơi đa số các em là hộ nghèo, để các em đi học đầy đủ; còn 220 phần ở điểm trường chính. Một số em tới trễ hết phần thấy cũng thương, rất mong sẽ có thêm 70 - 100 phần nữa để các em nhà khó khăn có bữa sáng ấm bụng trước giờ vào lớp", thầy Tuấn chia sẻ.
Bất ngờ với iCafe ‘khủng’ phong cách Nhật Bản của ông chủ 9x
Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về!